top of page

Chính sách vốn khởi nghiệp - những điều cần biết trước khi gọi vốn

Updated: Jul 8, 2021

Trong nhiều công ty khởi nghiệp, chủ tịch là một cổ đông duy nhất và trong nhiều trường hợp khoản tiền ban đầu là một khoản vay để khởi nghiệp.

Mặt khác, trong một số trường hợp các founder sẽ huy động vốn từ các nhà đầu tư như đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên có một điều ần lưu tâm là sau khi thực hiện việc gọi vốn thì chính sách vốn về cơ bản là không thể đảo ngược.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét những điều cơ bản về chính sách vốn cho các công ty khởi nghiệp.


1. Chính sách vốn tại thời điểm khởi tạo công ty

Chính sách vốn của một công ty mới thành lập là chính sách huy động vốn và duy trì quyền sở hữu của ban quản lý cho đến khi EXIT qua thông qua IPO hoặc M&A.

Ngoài ra, ngay cả khi mục đích của chính sách vốn không phải là để EXIT như chào bán công khai hoặc mua lại công ty thì nhiều cán bộ hoặc nhân viên trong công ty có thể trở thành cổ đông hoặc nhà đầu tư bên ngoài công ty có thể đầu tư để nắm giữ cổ phần. Trong một công ty như vậy, cần phải xem xét chính sách vốn.

Số lượng cổ phiếu phát hành và giá cổ phiếu thường theo công thức bên dưới

Vốn hoá thị trường = Giá cổ phần X số lượng cổ phần phát hành

Vốn hoá thị trường là giá trị công ty được tính bằng giá cổ phiếu nhân với số lượng cồ phiếu phát hành. Tại thời điểm thành lập, công ty không có tài sản nào ngoài vốn tại thời điểm đó, vị vậy vốn tại thời điểm thành lập chính bằng vốn hoá thị trường. Vì vậy tại thời điểm thành lập vốn cổ phần được xác định theo công thức dưới

Vốn cổ phần = vốn hoá thị trường = giá cổ phần X số lượng cổ phần phát hành

Từ công thức trên, nếu hai trong ba nhân tố được xác định thì sẽ xác định được nhân tố còn lại.

Tại thời điểm thành lập thì nhân tố đầu tiên được xác định là số vốn đóng góp và sau đó sẽ xác định số lượng cổ phần sẽ phát hành. Từ đó tính ra giá cổ phần tại thời điểm đó.

Việc số lượng cổ phần nhiều hay ít không ảnh hưởng gì tới số lượng tiền gọi tăng vốn đầu tư sau này. Từ công thức trên có thể thấy số lượng cổ phần phát hành tại thời điểm thành lập nhiều sẽ làm giảm giá cổ phần và giảm số lượng cổ phần thì sẽ làm tăng giá của mối cổ phần lên nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến vốn hoá thị trường.

Về số lượng của phần phát hành khi thành lập, nếu số lượng quá ít thì sau này có thể phải tiến hành thêm thủ tục chia tách cổ phần để tăng số lượng, việc này sẽ làm tốn thêm công sức, thời gian và chi phí. Vì thế ngay từ ban đầu nên phát hành một số lượng cổ phần hợp lý.

2. Vốn hoá thị trường là gì?

Có hai khái niệm về vốn hoá thị trường là "vốn hoá thị trường trước" (pre money) và "vốn hoá thị trường sau" (post money) khi huy động vốn.

Vốn hoá thị trường trước là vốn hoá thị trường "trước khi" huy động được vốn và vốn hoá thị trường sau là "sau khi" huy động được vốn.


Vốn hoá thị trường sau (post money) = Vốn hoá thị trường trước (pre money) + số tiền vốn gọi được được


Giá cổ phần X (số cổ phần phát hành thêm + số cổ phần đã có) = Giá cổ phần X số cổ phần phát hành thêm + Giá cổ phần X số cổ phần đã có


Số cổ phần đã có là số cổ phần đã phát hành tính tới trước thời điểm gọi vốn. Vì thế: Số tiền huy động vốn = giá cổ phần x số cổ phần phát hành thêm. Vì thế có thể thấy tại thời điểm gọi vốn, giá cổ phần càng cao thì số lượng cổ phần phát hành càng ít.

Trong trường hợp cổ phần (cổ phiếu) chưa niêm yết thì giá cồ phần không phải được xác định bởi thị trường. Vì thế mỗi khi công ty huy động vốn thì cần phải tính giá cổ phần sao cho hợp lý. Việc tính toán giá cổ phần này đôi khi được gọi là "định giá" doanh nghiệp.


3. Chính sách vốn khi huy động vốn là gì?

Sau khi công ty được thành lập, công ty có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài thông qua các vòng huy động vốn (tăng vốn). Trong trường hợp này, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông tại thời điểm thành lập về cơ bản chỉ có thể giảm đi và không thể sửa lại sau đó, vì vậy cần phải hiểu kỹ điểm này trong quá trình xây dựng chính sách vốn.

Ví dụ: trước khi huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài thì nếu như có ý định chia một phần cổ phần cho các thành viên chủ chốt những ngày đầu thành lập công ty thì hãy xem xét tăng vốn với giá cổ phần gần với giá tại thời điểm thành lập công ty theo công thức ở bên trên.

Ngoài ra, nếu như muốn kêu gọi các thành viên chủ chốt tham gia từ ban đầu đầu tư vào công ty thì hãy kêu gọi đầu tư dựa trên số vốn ban đầu khi thành lập công ty.

Khi công ty càng thành công thì tỉ lệ nắm giữ cổ phần càng trở nên quan trọng, vì thế ngay từ đầu ai sẽ nắm giữ bao nhiêu % cổ phần là việc cần phải cân nhắc thật cẩn thận.

Vì các công ty khởi nghiệp cần đưa ra quyết định nhanh chóng, chủ tịch phải nắm giữ đủ cổ phần để đảm bảo quyền quản lý và đáp ứng các yêu cầu của nghị quyết đặc biệt của Đại hội đồng cổ đông.

Nói chung,

người ta nói rằng chủ tịch nên có tỷ lệ nhất định, chẳng hạn như 70-80% thì hoạt động sẽ tốt hơn.

Vậy còn trong trường hợp các nhà đầu tư mạo hiểm từ bên ngoài thì sao?

Khi huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài thường được gọi là: seed (hạt giống), series A, series B, ...

Không có định nghĩa chặt chẽ về các thuật ngữ như "series A", nhưng nói chung, "series A" thường là trước hay sau khi dịch vụ chính thức được đưa vào hoạt động. Series B là dành cho giai đọn tăng trưởng, Series C là giai đoạn mở rộng.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các công ty có lãi ngay giai đoạn đầu thì không hẳn sẽ trải qua hết tất cả các vòng gọi vốn trên. Có công ty có thể chỉ gọi một vòng Series A sau đó đã có thể IPO (chào bán công khai). Ngoài ra, việc định giá công ty trong những vòng gọi vốn là rất khó, thực tế là tuỳ từng trường hợp mà khác nhau.

Như đã mô tả ở trên, chính sách vốn sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi công ty, nhưng điều quan trọng là phải đưa ra quyết định ở giai đoạn đầu thành lập thì sau này sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.




34 views0 comments
bottom of page